5 Kiến Thức Cơ Bản Khi Lái Xe An Toàn

1. Tay lái

Khi chạy thử xe, quan tâm đầu tiên là xem vòng tay lái lớn nhỏ, độ nặng bánh lái, độ nhạy khi bẻ cua. Độ nặng của tay lái là lực tác động lên vô lăng khi cho xe vào cua. Những loại xe đời mới hiện nay đều có hệ thống trợ lực nên độ nặng tay lái khá nhẹ. Nhưng nếu vô lăng quá nhẹ có thể khó giữ cân bằng trên những đoạn đường thẳng, hoặc với những người mới tập lái sẽ khó giữ được tốc độ trên đường cao tốc. Vì thế, nên chạy thử ở đường trường và đường gập ghềnh để chọn vô lăng phù hợp.

Học lái xe ô tô 365

Ở những loại xe dân dụng, bánh lái được khớp nối với bánh xe trên một hệ thống nên hãy thử bẻ lái hoàn toàn sang trái hoặc sang phải xem có đúng ý hay không, đồng thời có cho phép chuyển hướng chỉ với một tác động nhẹ trên bánh lái.

2. Phanh

Với công nghệ phanh điện tử thì độ an toàn rất cao. Tuy nhiên, vẫn có hai tiêu chí quan trọng để đánh giá phanh: độ nhạy và độ nhanh. Về độ nhạy, khi đạp nhẹ chân phanh, xe sẽ dừng lại từ từ, và ngược lại, khi bỏ chân phanh thì xe cũng di chuyển từ từ. Về độ nhanh, khi đạp mạnh chân phanh, xe sẽ dừng ngay lập tức nhưng không gây ra cướp phanh.

3. Độ rộng tầm nhìn

Độ rộng tầm nhìn nằm ở cạnh kính chiếu hậu mà giới lái xe gọi là phần chữ A. Đừng nghĩ xe nào cũng sản xuất theo chuẩn của độ rộng mà tùy theo mỗi hãng, việc thiết kế thu hẹp hay mở rộng tầm nhìn nhằm phục vụ cho kiểu dáng xe. Vì thế, khi ngồi lên xe, nếu độ rộng tầm nhìn đủ lớn để nhìn một cách bao quát phía sau, bên trái sẽ an toàn hơn.

4. Độ bám đường

Là độ bám của bánh xe với mặt đường tại các góc cua hay mặt đường trơn trợt do mưa. Độ bám càng cao, xe càng có sức chịu lực lớn trước khi đến mức bị trượt ra khỏi đường. Tất nhiên, xe mới thì độ bám đường sẽ tốt hơn, nhưng hãy cảnh giác bằng những thử nghiệm sau: nếu xảy ra hiện tượng xe bị trượt lên phía trước khi bẻ lái mạnh ở tốc độ cao cho thấy chiếc xe đã vượt quá khả năng bám đường, hay còn gọi là thiếu lái thì  không được phanh vì rất nguy hiểm, mà hãy lập tức nhả ga và điều khiển xe trở lại cung đường. Theo giải thích của các chuyên gia xe hơi, các dòng xe hiện đại thiếu lái một cách tự nhiên, nhưng dễ tránh nếu người lái nhận biết và giảm tốc độ tại các khúc cua.

Học lái xe ô tô 365

Ngược lại, khi phía trước xe có độ bám đường tốt hơn phía sau xe làm xe bị xoay tròn thì gọi là thừa lái. Những chiếc xe hiện đại được thiết kế để giảm tối đa khả năng thừa lái, nhưng kiểm tra thực tế vẫn là cách  tốt nhất để giảm thiểu rủi ro.

5. Trọng lượng an toàn

Khi ngồi lên một chiếc xe, nếu cảm giác phần đầu nặng thì dễ rơi vào tình trạng thiếu lái. Trong khi đó, một chiếc xe có phần đuôi nặng sẽ có nguy cơ bị thừa lái. Sự cảm nhận này nên hỏi rõ nhân viên kỹ thuật để được giải thích thấu đáo. Động cơ xe thường là thành phần nặng nhất trên xe, các nhà sản xuất thường bố trí ở phần đầu xe, và trải dài những chi tiết khác ở phần giữa hoặc cuối xe nhằm đảm bảo phân bổ đều khối lượng của chiếc xe lên bốn bánh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Tư Vấn
challenges-icon chat-active-icon